Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam, với tỷ lệ dân số mang yếu tố mắc bệnh lên đến 70%. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
Danh mục bài viết
Bệnh viêm loét dạ dày tá – tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). Thông thường, một lớp chất nhầy dày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của dịch tiêu hóa. Nhưng nhiều nguyên nhân làm giảm lớp bảo vệ này, tạo điều kiện cho axit dạ dày phá hủy mô.
Bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ tăng lên khi bạn già đi.
Một số triệu chứng loét là gì?
Một số người bị loét không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng các dấu hiệu của vết loét gồm:
Đau nhói hoặc nóng rát ở bụng giữa hoặc trên rốn khi ăn hoặc vào ban đêm.
Cơn đau tạm thời biến mất nếu bạn ăn một thứ gì đó hoặc uống thuốc kháng axit.
Ợ chua, buồn nôn hoặc nôn .
Nguyên nhân nào gây ra loét?
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori ( HP).
- Thuốc NSAID giảm đau.
Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính có thể phát triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
Khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm H. pylori và thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Vi khuẩn HP lây qua đường miệng – miệng. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
Thuốc giảm đau NSAID
Một nguyên nhân chính khác gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do sử dụng NSAID, một nhóm thuốc dùng để giảm đau. NSAIDS có thể làm mòn lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa. Những loại thuốc này có khả năng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng: aspirin, naproxen, ibuprofen, celebrex, cambia,…
Không phải ai dùng NSAID cũng sẽ bị loét. Sử dụng NSAID cùng với nhiễm H. pylori có khả năng nguy hiểm nhất.
Viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì?
Nhiều người thường băn khoăn loét dạ dày tá tràng nên ăn gì hay cần lựa chọn các thực phẩm như thế nào để phòng bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân có thể tham khảo:
Chất xơ & Vitamin A
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loét.
Các nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng vitamin A làm tăng sản xuất chất nhầy trong đường tiêu hóa. Khả năng bảo vệ niêm mạc bị suy giảm có thể tạo điều kiện cho các vết loét phát triển. Do đó, vitamin A có thể có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh loét.
Các nguồn cung cấp vitamin A dồi dào bao gồm gan, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cải xoăn, rau bina và rau cải xanh.
Trà xanh và thực phẩm giàu flavonoid
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây về các loại trà xanh, trắng, ô long và đen chỉ ra rằng những loại trà này ức chế sự phát triển của H. pylori nhưng không gây hại cho các loại vi khuẩn có lợi thường thấy trong dạ dày
Thực phẩm giàu flavonoid bao gồm tỏi, hành tây, trái cây và rau quả nhiều màu sắc như nam việt quất, dâu tây, việt quất, bông cải xanh, cà rốt và đậu Hà Lan.
Nghệ và mật ong
Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ axit của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ axit tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
Nấm Hầu Thủ
Nấm Hầu Thủ có loại nám dược liệu quý giá đến từ Nhật Bản, chứa nhiều chất chống oxy hóa, 5-clo-2-hydroxyphenyl-3-metyl-1-butanone và 2,5-bis (methoxycarbonyl) axit terephthalic rất hiệu quả trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất nấm Hầu Thủ có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, có tác dụng ngăn ngừa các vết loét dạ dày và không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.
Chiết xuất nấm Hầu Thủ có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương mô ở các khu vực khác của ruột và có thể giúp điều trị các bệnh viêm ruột như viêm loét đại. Những người bị viêm loét dạ dày uống bổ sung nấm có chứa 14% chiết xuất nấm Hầu Thủ làm giảm đáng kể các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống sau ba tuần.
Nấm Hầu Thủ có vị hơi đắng nhưng ngọt hậu. Thường được dùng để pha trà hoặc hầm canh, sắc uống với các vị thuốc khác,… Các sử dụng nấm Hầu Thủ đơn giãn và hiệu quả trong việc chữa viêm loét dạ dày là pha một lát Hầu Thủ cùng 300mL nước sôi uống mỗi ngày.
Để hiểu thêm về quá trình điều trị viêm loét dạ dày bằng nấm Hầu Thủ dược liệu này, Quý khách liên hệ với Làng Nấm Đà Lạt để được tư vấn chi tiết nhé!
Thực phẩm ngon và tốt cho gia đình
Bạn đang tìm thực phẩm ngon & tốt cho gia đình mình?!
Bạn đang tìm thực phẩm chay giàu dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất?!
Cùng Làng Nấm Đà Lạt tìm hiểu các loại nấm hữu cơ khác mà chúng tôi đang nghiên cứu, nuôi trồng và phân phối tới người tiêu dùng thông thái:
– Nấm Hoàng Kim
– Nấm Hồng Ngọc
– Nấm Notaky
– Nấm Tú Trân
– Nấm Bào Ngư Đuôi Phượng
– Nấm Hương Langbiang
– Nấm Hầu Thủ